TRẦN ĐĂNG QUỲ

TRẦN ĐĂNG QUỲ
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Định
Giỗ ngày 25/9/1956
Vợ là Trương Thị Út, giỗ ngày 24/3. Các con:
  • Trần Đăng Lự 
  • Trần Đăng Đỏ ( Mất) 
  • Thị Chử: Chồng là Dương Vệ 
  • Thị Cứ: Chồng là Phan Thôn 
  • Thị Tứ: Chồng là Đức Lương 
  • Thị Ngụ: Giáo viên tiểu học, Chồng là Từ Văn Diến ( Thạch Tiến ) 
  • Thị Em (Mất)
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG THUẦN

TRẦN ĐĂNG THUẦN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Hành

Sinh năm 1884 mất ngày 24/10/1945 mộ táng tại Xóm Biền, các con:

  • Trần Đăng Trường (Mất) 
  • Trần Thị Què ( Mất) 
  • Trần Đăng Thụ
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG PHIẾN

TRẦN ĐĂNG PHIẾN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng …

(Chưa đấu kết được gia phả)

Sinh năm 1909 mất ngày 23/2/1945, vợ là Dương Thị Miêng, các con:

  • Trần Thị Định
  • Trần Đăng Phiên ( Mất)
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG XUYẾN

TRẦN ĐĂNG XUYẾN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng …

(Chưa đấu kết được gia phả)

Sinh năm 1904 mất 10/1/1937
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TIẾN

TRẦN ĐĂNG TIẾN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng …

(Chưa đấu kết được gia phả)

Sinh năm 1901 mất ngày 7/5/1904
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐỊCH

TRẦN ĐĂNG ĐỊCH
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Hành

Sinh năm 1862 mất ngày 26/6/1930.
Vợ đầu Nguyễn Thị Thùy, giỗ ngày 13/8.
Vợ kế Dương Thị Kim Vọ sinh năm 1870 mất ngày 10/12/1936

Các con của Ông:
  • Trần Đăng Yến 
  • Trần Thị Nậy sinh 1898, mất 28/1/1942, chồng là Nguyễn Khang, con của Bà NậyNguyễn Thị Thủy lấy chồng là Dương Lý, Nguyễn Thị Bộ lấy chồng là Dương Kim Cẩn (Thạch Lạc) 
  • Trần Thị Đỉu: (Bà Long Ký) sinh năm 1902 mất ngày 5/2/1995
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG KHỞI

TRẦN ĐĂNG KHỞI
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Hành

Sinh năm 1856 mất ngày 21/7/1902, mộ táng tại Tràm Đình,
Vợ là Phan Thị Hương sinh 1862 mất ngày 11/11/1931 mộ táng tại Xóm Biền. Các con:
  • Trần Đăng Bưu
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG GIAI

TRẦN ĐĂNG GIAI
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Phi

Chức vụ Lý Trưởng sinh năm 1868, mất ngày 21/7/1932 mộ Ông Bà đều táng ở Động Phủ. Các con:

  • Trần Thị Khả: Sinh 1894, chồng là Dương Bảy làm Phó Lý con Ông Dương Linh (Thường gọi là Cố Phương) 
  • Trần Đăng Kham 
  • Trần Đăng Uyển 
  • Trần Thị Em sinh 1905, chồng là Dương Linh 
  • Trần Đăng Hiển
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG HOÀNG

TRẦN ĐĂNG HOÀNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Phi

Chức vụ Phó Lý, giỗ ngày 13/9, mộ táng tại Động Phủ.
Vợ Nguyễn Thị Hằng Nhì, mộ táng tại nương nậy. Các con là:
  • Trần Thị Tùy: Sinh năm 1894 
  • Trần Thị Hằng Tam: giỗ ngày 5/8, Chồng là Phan Huy Lê. 
  • Trần Thị Hằng Tứ : Chồng là Nguyễn Công Trang. 
  • Trần Thị Hằng Ngụ: Giổ ngày 29/4 Chồng là Trương Đăng Đại, giỗ 29/1
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG LƯỢNG

TRẦN ĐĂNG LƯỢNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Nhin

Vợ là Trần Thị Thông, các con:

  • Trần Đăng Xin 
  • Trần Đăng Hoán 
  • Trần Thị Huế
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TIẾU

TRẦN ĐĂNG TIẾU
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Nhin

Giổ ngày mồng 8 tháng 7.
Vợ đầu Trần Thị Tỉnh (Họ ở Ông Trần Đức Lương) có con Trần Đăng Hiệp sinh khoảng 1917 mất năm 1947.
Vợ kế Hoàng Thị Thanh mất ngày 11 tháng 6 năm 1978, ở Bắc Khê. Các con:

  • Trần Đăng Mại 
  • Trần Đăng My 
  • Trần Thị Bốn
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG HƯƠNG

TRẦN ĐĂNG HƯƠNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng ………

(Chưa đấu kết được gia phả)

Sống ở Thanh Hóa làm nghề thợ Bạc, Ông sinh được hai con gái, mộ chiêu hồn tử táng ở Động Trạm Đình.
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG LƯỢNG

TRẦN ĐĂNG LƯỢNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng ………

(Chưa đấu kết được gia phả)

Thường gọi là Cố Xin Vương

Các con:
  • Trần Thị Hy: Lấy ông Nguyễn Bảy ở Thạch Lạc 
  • Trần Thị Khang: lấy chồng Họ Trương Quốc, con Bà là Ông Đường Cù và Ông Toán Trù.
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG KIÊN

TRẦN ĐĂNG KIÊN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Nhin

Ông không có vợ con
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG QUẢNG

TRẦN ĐĂNG QUẢNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Nhin

Thường gọi là Cố Thộ

Các con:

  • Trần Đăng Tộ ( Mất) 
  • Bà Cháu Duyệt 
  • Bà Cháu Tâm 
  • Bà Thái Thân
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐỈNH

TRẦN ĐĂNG ĐỈNH
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Nhin

Thường gọi là Thầy Đỉnh, sinh được bốn người con, hiện nay còn cháu là Bà Trần Phúc.

Các cháu bài vai: Bà Quynh, Bà Hai, Bà Ba, Bà Tân, Ông Năm, Ông Sáu, Ông Bảy, Bà Cọt. Chắt Ngoại: Ông Lý Kỷ, Ông Hạnh Phúc.
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG HỌC

TRẦN ĐĂNG HỌC
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Nhin

Còn gọi là Ông Tô, ngày giỗ … …………… Ông sinh được năm người con:

  • Trần Đăng Điến 
  • Trần Đăng Kiện 
  • Trần Đăng Tuyển 
  • Trần Đăng Bộ 
  • Trần Thị Đỏ
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TRẠCH

TRẦN ĐĂNG TRẠCH
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Hạnh

Ông mất sớm
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TỪ THIỆN

TRẦN ĐĂNG TỪ THIỆN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Hạnh

Ông sinh được ba người con:

  • Bà Xuân Liên 
  • Trần Đăng Thung (Mất) 
  • Bà Mai Hai (Mất)
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TRỤ

TRẦN ĐĂNG TRỤ
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Điền
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐIỂN

TRẦN ĐĂNG ĐIỂN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Điền
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TỈNH

TRẦN ĐĂNG TỈNH
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Điền

Giỗ ngày 15 tháng 11.
Vợ là Trương Thị Thế, giỗ ngày 15/6, mộ Ông Bà đã đưa vào lăng động Biền Xứ.
Các con của Ông Bà:

  • Trần Thị Hê 
  • Trần Đăng Huệ
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TỚN

TRẦN ĐĂNG TỚN
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Điền

Trong cuốn gia phả năm 2005 ghi là Trần Đăng Tớn, song tên đúng của Ông có thể là Trần Đăng Đương? Ngày giỗ của Ông là ngày 5 tháng 8.

Vợ là Trần Thị Thùy giỗ ngày 5/12. Ông Bà sinh được năm người con gái (Trong đó có một người con nuôi ), do không có con trai, Ông Tớn lấy cháu là Trần Đăng Huệ làm thừa tự.
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐƯỜNG

TRẦN ĐĂNG ĐƯỜNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Thu

Ông mất sớm
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG HIỆP

TRẦN ĐĂNG HIỆP
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Thu

Tên thường gọi là Cố Đội Hạp, sinh năm 1828 mất ngày 19 tháng …………… Ông Hiệp đi lính Nam Triều làm chức đội trưỡng triều Tự Đức. Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Ông cùng các Ông Đề Quynh, Đề Oánh theo nghĩa quân cần vương trong phong trào "Bình Tây Sát Tả" chống Pháp. Ông giỏi vỏ nghệ, chiến đấu dũng cảm, giết được nhiều giặc trong trận đánh Cồn Vàng (Ngày nay thuộc xóm Thanh Cao - Thạch Khê) vào năm 1858.

Ông Đội Hạp là niềm tự hào của Tộc Trần Đăng về một vị quan võ. Quan hàm của Ông Hiệp ghi là:

"Tiền Ưu Binh Đội Trưởng
Chánh Thất Phẩm Hàng
Tăng Hương Đình Kỳ Lão
Thăng Thụ Nam Giáp
Tiên Chỉ Thi Chất Thực
Chi Linh Vị Tiền"

Mộ Ông Đội Hạp táng tại Lõm Cù Vẹ, Ông có ba Vợ:

Bà Nguyễn Thị Thứ: mộ Bà Thứ táng tại Động Chiêu Liêu, sinh được hai con gái:
  • Trần Thị Thế Tì 
  • Trần Thị Phú Cường 
Bà Dương Thị Liễu: Quê ở Tx.Hà Tĩnh, không có con.

Bà Đồng Thị Mận: Giổ ngày 10 tháng 11 năm 1944, mộ táng tại động Chiêu Nghi. Các con gồm:
  • Trần Đăng Phúc 
  • Trần Đăng Sinh 
  • Trần Đăng Huỳnh 
  • Trần Thị Tưởng
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG THỐNG

TRẦN ĐĂNG THỐNG
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Thu

Ông mất sớm
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐỊNH

TRẦN ĐĂNG ĐỊNH
(Đời thứ: 7)
Con Ông: Trần Đăng Đạc

Ông không có con, tên thường gọi là Cố Hạnh Chiến. Ông chuyển cựa trưởng cho ông Trần Đăng Hiệp (Bài vai bậc cháu với Ông Định)
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐỊNH

TRẦN ĐĂNG ĐỊNH
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Chính

Chức vụ là Phó lý, tên thường gọi là Cố Triện.
Cố sinh được 6 người con:

  • Trần Đăng Quỳ 
  • Trần Thị Nậy lấy ông Trương Đăng Thân xóm 11 Thạch Khê 
  • Trần Thị Ba lấy ông Lực Lượng 
  • Trần Thị Soa lấy ông Nguyễn Từ cùng xóm. 
  • Trần Thị Bốn làm vợ kế Ông Dương Tuyên ở xóm 8 Thạch Khê. 
  • Trần Thị Năm lấy chồng ở Cẩm Hòa
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐẠI

TRẦN ĐĂNG ĐẠI
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Ông Đại làm thợ bạc, sinh được hai con:

  • Trần Đăng Vị ( Mất Sớm) 
  • Trần Thị Vân
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG BIỂU

TRẦN ĐĂNG BIỂU
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Ông đi lính thời Tự Đức, Ông Bà không có con, mộ táng tại Tràm Đình:
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG HÀNH

TRẦN ĐĂNG HÀNH
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Sinh năm 1832, mất ngày 21 tháng 9 năm 1897 mộ táng tại Động Hoàng Xà , Điều Con Phượng. Các con của ông:

  • Trần Đăng Khởi 
  • Trần Đăng Địch 
  • Trần Đăng Dụ 
  • Trần Thị Nhu 
  • Trần Thị Cương 
  • Trần Đăng Hậu 
  • Trần Đăng Thuấn
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG PHI

TRẦN ĐĂNG PHI
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Sinh năm 1820 Triều Minh Mạng, mộ táng tại Động Phủ.
Vợ là Trần Thị Hằng Nhất sinh năm 1826, giỗ ngày 18 tháng 8, mộ táng tại Động Phủ, Bà là con cháu Hồ Bá Thi ( Thạch Lạc )

  • Trần Đăng Hoành 
  • Trần Thị Hằng Nhì 
  • Trần Thị Hằng Tam 
  • Trần Thị Hằng Tứ 
  • Trần Thị Hằng Ngũ 
  • Trần Đăng Giai
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG NHUNG

TRẦN ĐĂNG NHUNG
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Ông làm nghề thợ bạc, giổ ngày 24/9, Ông sinh được một con trai tên húy không rõ. Vợ người Họ Hồ (Chổ Ông Chắt Huyết - Thạch Lạc).
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG SÂM

TRẦN ĐĂNG SÂM
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Có tên là Đăng Ký làm nghề Chợ BạcThanh Hóa, con cháu là Cò Mọt, Cò Tạ và hai người con gái hiện đang mất liên lạc.

  • Trần Đăng Cò Mọt 
  • Trần Đăng Cò Tạ 
  • Trần Thị … 
  • Trần Thị …
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG NHIN

TRẦN ĐĂNG NHIN
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Sinh

Tên thường gọi là Cố Tô, làm Lý Trưởng và dạy học đời Gia Long, Cố có hai vợ và sinh được 8 người con:

  • Trần Đăng Học 
  • Trần Đăng Đỉnh 
  • Trần Đăng Quảng 
  • Trần Đăng Kiện 
  • Trần Đăng Lượng 
  • Trần Đăng Tiếu 
  • Trần Thị Thế 
  • Trần Thị Khang
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG HẠNH

TRẦN ĐĂNG HẠNH
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Đá

Các con gồm:

  • Trần Đăng Từ Thiện 
  • Trần Đăng Trạch
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐIỀN

TRẦN ĐĂNG ĐIỀN
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Đính

Ngày giỗ Ông Điền là 20 tháng 1. Các con gồm:

  • Trần Đăng Tỉnh 
  • Trần Đăng Đương 
  • Trần Đăng Điển 
  • Trần Đăng Trụ
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG THU

TRẦN ĐĂNG THU
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Quỳnh

Mộ táng ở Động Chiêu Nghi
Vợ là Ngô Thị Hợp. Các con là:

  • Trần Đăng Thống ( Mất sớm ) 
  • Trần Đăng Hiệp 
  • Trần Đăng Đường ( Mất sớm )
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐỐC

TRẦN ĐĂNG ĐỐC
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Quỳnh

Mất sớm
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐẠC

TRẦN ĐĂNG ĐẠC
(Đời thứ: 6)
Con Ông: Trần Đăng Quỳnh

Là con trai trưởng của Ông Quỳnh.
Vợ là Trần Chính Thất Phu Nhân.

Ông Bà sinh được một con trai là
  • Trần Đăng Định ( Thường gọi là Cố Hạnh Chiến )
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG CHÍNH

TRẦN ĐĂNG CHÍNH
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Trần Đăng Tâm

Mộ ông táng tại Động Chiêu Nghi, con trai là
  • Trần Đăng Định
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG SINH

TRẦN ĐĂNG SINH

(Đời thứ: 5)
Con Ông: Cố Đồ

Ông là Thí sinh Nhị trường, Sinh được bảy người con:
  • Trần Đăng Nhin 
  • Trần Đăng Sâm 
  • Trần Đăng Nhung 
  • Trần Đăng Phi 
  • Trần Đăng Hành 
  • Trần Đăng Biểu 
  • Trần Đăng Đại
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG BÌNH

TRẦN ĐĂNG BÌNH
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Cố Đồ

Có con là Hỉm Toán Quán Cốc Thanh Hóa
-->> Xem tiếp...

TRẦN THỊ NINH

TRẦN THỊ NINH
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Cố Đồ

Chồng Bà là Phan Vĩnh Chiến, con trai Tổng Hanh (Đời Thành Thái)
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐÁ

TRẦN ĐĂNG ĐÁ
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Trần Đăng Trình

Ông Đá sinh được Ông:
  • Trần Đăng Hạnh
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG QUÁN

TRẦN ĐĂNG QUÁN
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Trần Đăng Trình

Ông không có con trai
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐÍNH

TRẦN ĐĂNG ĐÍNH
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Trần Đăng Bân

Thuộc nhánh Bác Nhung Thịnh

Các con của Ông:
  • Trần Đăng Điền
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG QUỲNH

TRẦN ĐĂNG QUỲNH
(Đời thứ: 5)
Con Ông: Trần Đăng Bân

Ông Trần Đăng Quỳnh (Thuộc nhánh Bác Khoa),

Vợ Trần Thị Khuyến (Họ Ông Cúc Kính)

Các con của Ông Bà
  • Trần Đăng Đạc
  • Trần Đăng Đốc (Mất sớm)
  • Trần Đăng Thu
-->> Xem tiếp...

TRẦN THỊ CƯỜNG

TRẦN THỊ CƯỜNG
(Đời thứ: 4)
Con Ông: Trần Đăng Đạt

Chồng Bà là Trương Quốc Bảo ( Gọi là Quan Cụ), Ông Bà sinh được ba người con, nhưng có Trương Quốc Dụng đậu tiến sỹ Thượng Thư Bộ Hình triều Nguyễn. Trên trang Bách Khoa Toàn Thư (http://vi.wikipedia.org) ghi Ông như sau: 

Trương Quốc Dụng sinh ngày 5 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1797) tại làng Phong Phú; nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Tổ tiên ông từ Thăng Long (Hà Nội) vào định cư ở đất Phong Phú từ năm 1549, có nhiều người làm quan lại. Cố nội ông là Trương Quốc Nghìn làm Chánh bảo vệ kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê. Ông nội ông là Trương Quốc Kỳ, đỗ đầu Hương cống (khoa thi 1753), là thầy dạy Thái tử Lê Duy Vĩ. Cha ông là Tú tài Trương Quốc Bảo, một thầy giáo nổi tiếng hay chữ, được phong hàm Trung thuận đại phu). Mẹ ông là bà Trần Thị Cường.

Thuở nhỏ, Trương Quốc Dụng nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, ham mê sách vở và có tài văn chương. Dưới triều Minh Mạng, năm 1821, ông thi đỗ Tú tài. Năm 1825, ông thi đỗ Cử nhân, và đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1829).

Ban đầu (1830), ông được bổ làm Tri phủ phủ Tân Bình (Gia Định), sau đổi về kinh (Huế) làm Biên tu ở viện Hàn lâm, dần thăng đến Hình bộ lang trung. Vì phạm lỗi, bị bãi quan, sau cho theo bộ Lại để lấy công chuộc tội [1].

Năm 1833, ông được khởi phục chức Tư vụ để vào quân thứ ở Phiên An (Gia Định). Ở đây, ông theo Tham tán đại thần Trương Minh Giảng tham gia việc đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, và đánh đuổi quân Xiêm La vào năm 1833-1834[1]. Khi việc yên, ông được cất lên làm Chủ sự, rồi lần lượt trải các chức: Viên ngoại lang bộ Hộ, Án sát sứ Quảng Ngãi và Hưng Yên.

Năm đầu Thiệu Trị (1841), ông về làm quyền biện công việc bộ Lễ, sau thăng chức Tả thị lang, lần lượt trải thêm ba bộ là bộ Lại, bộ Hình và bộ Công. Năm 1846, thăng ông làm Thự Tả Tham tri bộ Công.

Tự Đức năm đầu (1848), Trương Quốc Dụng dâng sớ trình bày 4 việc, được vua khen và cho thi hành. Đó là: "dè dặt tài dụng, thương xót việc hình ngục, tinh giảm sự tiêu phí vô ích, và sửa đổi thói tật của sĩ phu" [2].

Biết tài, nhà vua sung ông làm Kinh duyên giảng quan, kiêm coi Khâm thiên giám và giữ ấn triện Đô sát. Sau ông thăng làm Thượng thư bộ Hình, sung Quốc sử quán Tổng tài [3]. Theo sử liệu thì ông cũng từng được cử đi chấm thi ở các trường thi Hương, thi Hội nơi đất Bắc[4].

Tháng 5 (âm lịch) năm 1862, quân Tạ Văn Phụng vây hãm thành tỉnh Hải Dương. Nghe theo lời đình thần đề cử, nhà vua sung Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Thượng thư bộ Hộ) làm Hải Yên Thống đốc quân thứ.

Từ Hưng Yên, Trương Quốc Dụng cùng với Đào Trí và Phan Tam Tỉnh dẫn quân đi đánh, lấy lại được phủ Bình Giang, rồi thành tỉnh Hải Dương. Nhưng sau khi ông theo cửa tây vào thành, thì bị quân đối phương vây lại. Từ trong thành, ông bày kế cho quân ra đánh, phá vỡ được. Sau trận, ông được thăng làm Hiệp tá, Đào Trí được thăng làm Thống chế [5].

Năm 1863, thăng ông làm Hiệp biện đại học sĩ, nhưng vẫn làm Thống đốc quân vụ như cũ.

Tháng 6 (âm lịch) năm 1864, đạo quân thứ Hải Yên đánh nhau với quân Tạ Văn Phụng tại La Khê (nay thuộc xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh). Quan quân nhà Nguyễn thất thế, bị quân thủy bộ của đối phương vây kín. Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Hiệp thống), Tán lý Văn Đức Khuê, Tán tương Trần Huy San đều chết trận. Chưởng vệ Hồ Thiện bị bắt sống không chịu khuất mà chết, còn biền binh thì bị thương và chết rất nhiều [6].

Thương tiếc, vua Tự Đức sai người đưa quan tài về táng ở quê (làng Phong Phú), đồng thời sai quan đến tế.

Năm 1865, bàn định công tội, nhà vua phán rằng: "Trận đánh tại La Khê...Trương Quốc Dụng suy tính thất cách, tội ấy cố nhiên khó chối từ được, nhưng trẫm nghĩ Quốc Dụng là người giúp việc cũ…bị dao ngăn đạn lạc đến nỗi bỏ mạng nơi chiến trường, rất đáng tiếc. Chuẩn cho truy tặng (ông) hàm Đông các Đại học sĩ". 

Đến năm 1880, Trương Quốc Dụng được thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế) [7].

Con ông là Trương Quốc Quán, đỗ Cử nhân, sau mộ quân nghĩa dũng đi theo quân thứ của cha (khi cha ông được cử làm Hải Yên Thống đốc quân thứ), được đặc cách làm Chủ sự [8].
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TÂM

TRẦN ĐĂNG TÂM
(Đời thứ: 4)
Con Ông: Trần Đăng Đạt

Thường gọi là Cố Chính, Ông làm ruộng và nghề Thầy Âm, Con của Ông là 
  • Trần Đăng Định
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG CỐ ĐỒ

TRẦN ĐĂNG CỐ ĐỒ
(Đời thứ: 4)
Con Ông: Trần Đăng Đạt

Tên thường gọi không rõ, do làm nghề dạy học nên gọi là Cố Đồ, Được phong Lê Triều Hiệu Sinh, Cố Đồ sinh hai trai một gái:
  • Trần Thị Ninh 
  • Trần Đăng Bình 
  • Trần Đăng Sinh
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG TRÌNH

TRẦN ĐĂNG TRÌNH
(Đời thứ: 4)
Con Ông: Trần Đăng Đạt

Ông Trình đậu hai khóa Tú Tài làm thừa lại tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1830 (Đời Minh Mạng thứ 10) Ông làm Quyền Tri Huyện Thạch Hà, năm 1831 tách tỉnh gọi là Đạo Hà Tĩnh, Hà Thành Phủ, Thạch Hà Huyện. Năm 1832 ông ra thi lần ba sau đó tiếp tục về làm thừa Lại Đạo Hà Tĩnh. Cùng năm ấy ông chỉ huy xây thành Trung Tiết (Nay là Tp.Hà Tĩnh)

Vợ Ông là Trần Thị Thảo sinh được hai con trai:
  • Trần Đăng Quán (Không có con trai) 
  • Trần Đăng Đá
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG PHÚC

TRẦN ĐĂNG PHÚC
(Đời thứ: 4)
Con Ông: Trần Đăng Đạt

Ông còn có tên gọi là Ông Sắt, Ông sống tại Thị xã Hà Tĩnh, mất liên lạc nên không rõ con cháu.
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG BÂN

TRẦN ĐĂNG BÂN
(Đời thứ: 4)
Con Ông: Trần Đăng Chân

Ông có hai người con trai là:
  • Trần Đăng Quỳnh (Thuộc nhánh Bác Khoa) 
  • Trần Đăng Đính (Thuộc nhánh Bác Nhung Thịnh)
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG ĐẠT

TRẦN ĐĂNG ĐẠT
(Đời thứ: 3)
Con Ông: Đệ Nhị Thế Tổ

Ông là con của Đệ Nhị Thế Tổ. Hiện vẫn chưa rõ ngày sinh và ngày mất của ông. Phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa Trang Họ Đại Tông.

Ông sinh được năm người con:
  • Trần Đăng Phúc: Có tên là Ông Sắt ở Thị Xã Hà Tĩnh, mất liên lạc nên không sõ con cháu 
  • Trần Đăng Trình: Ông Trình đậu hai khóa Tú Tài làm thừa lại tỉnh Nghệ Tĩnh.Vợ là Trần Thị Thảo sinh được hai người con trai: Trần Đăng Quán và Trần Đăng Đá 
  • Cố Đồ: Tên thường gọi không rõ, do làm nghề dạy học nên gọi là Cố Đồ, Được phong Lê Triều Hiệu Sinh, Cố đồ sinh hai trai một gái: Thị Ninh, Trần Đăng Bình, Trần Đăng Sinh 
  • Trần Đăng Tâm: Thường gọi là Cố Chính, Ông làm ruộng và nghề Thầy Âm, Con của Ông là Trần Đăng Định 
  • Trần Thị Cường: Chồng Bà là Trương Quốc Bảo ( Gọi là Quan Cụ), Ông Bà sinh được ba người con, nhưng có Trương Quốc Dụng đậu tiến sỹ Thượng Thư Bộ Hình triều Nguyễn
-->> Xem tiếp...

TRẦN ĐĂNG CHÂN

TRẦN ĐĂNG CHÂN
(Đời thứ: 3)
Con Ông: Đệ Nhị Thế Tổ

Ông là con của Đệ Nhị Thế Tổ. Hiện vẫn chưa rõ ngày sinh và ngày mất của ông. Ông thường được gọi là ông Huyền Chân.

Phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa Trang Họ Đại Tông.

Ông sinh được một người con trai:
  • Trần Đăng Bân
-->> Xem tiếp...

ĐỆ NHỊ THẾ TỔ

ĐỆ NHỊ THẾ TỔ
Con Ông: Đệ Nhất Thế Tổ
Ông Đệ Nhất Thế Tổ sinh được một con trai không rõ tên, tuổi. Được gọi là Đệ Nhị Thế Tổ.
Phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa Trang Họ Đại Tông.

Ông sinh được hai người con trai:
  • Trần Đăng Chân 
  • Trần Đăng Đạt
-->> Xem tiếp...

ĐỆ NHẤT THẾ TỔ

ĐỆ NHẤT THẾ TỔ
Ông Lang sinh được một con trai không rõ ngày sinh, ngày mất. Được gọi là Đệ Nhất Thế Tổ.
Phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa Trang Họ Đại Tông.
-->> Xem tiếp...