Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Phả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Phả. Hiển thị tất cả bài đăng

BẢN GIA PHẢ 2015 HỌ TRẦN ĐĂNG - HÀ TĨNH


TẢI BẢN GIA PHẢ NĂM 2015
Định dạng file PDF gần 200 trang
(Nhấn vào đường link để tải hoặc xem)

TẢI VỀ

Các Link dự phòng khác

TẢI VỀ 2

TẢI VỀ 3



TẢI BẢN PHẢ HỆ ĐỒ
Định dạng file PDF khổ A0

Nhấn link để tải file phả hệ đồ:

TẢI PHẢ HỆ ĐỒ

Các đường link dự phòng khác

TẢI PHẢ HỆ ĐỒ 2

TẢI PHẢ HỆ ĐỒ 3


HÌNH CHỤP GIA PHẢ HỌ TRẦN 2015
HÌNH CHỤP BỘ GIA PHẢ HỌ TRẦN 2015
Thân ái!

LỜI NÓI THÊM


Xin lỗi đồng tộc ta, các file trên trước đây được lưu trên Google drive nhưng mới đây, Google cấm nên không kịp cập nhật, thật may có người báo nên mới biết được, bây giờ có thể tải và xem thoại được trên điện thoại di động rồi ạ, bởi các file được lưu trữ trên hosting có trả phí!


Tp.HCM ngày 10-9-2019
-->> Xem tiếp...

Một vài hình ảnh gia đình ông Trần Đăng Lý (đời thứ 9)

Xin phép được đăng tin hình ảnh được tìm thấy về gia đình ông:

Trần Đăng Lý

(Đời thứ 9)

Tìm thấy từ Fecebook 
(Mục đích là sưu tầm và lưu trữ hình ảnh cho con cháu đồng tộc, nếu sai sót xin lượng thứ)

Trần Đăng Lý
Trần Đăng Lý
Sinh năm 1921, giỗ ngày 9/11

Phan Thị Hòa
Vợ: Phan Thị Hòa
Giỗ ngày: 30/12/2013

Trần Thị Nguyệt (Con gái)
Trần Đăng Chung (Cháu nội)




Mục đích là tạo một cơ sỡ dữ liệu nhiều góc cạnh của tất cả các tộc nhân cho con cháu mai sau. Gia Phả Họ Trần Đăng rất mong tổng hợp hình ảnh về quê hương con người. Xin được sự giúp đỡ!

Xin gửi cho Admin qua:
Email: trantuliem@yahoo.com.vn

Thân ái!
-->> Xem tiếp...

CÂY PHẢ HỆ HỌ TRẦN ĐĂNG 2015 MỚI

CÂY PHẢ HỆ MỚI 2015


(định dạng khổ giấy A2
mở file pdf rồi lăn chuột giữ để phóng to thu nhỏ)

Hình ảnh mô phỏng
DỰ ÁN CHUẨN BỊ XUẤT BẢN: (trước rằm tháng 7-2015)
- CÂY PHẢ HỆ 2015
- GIA PHẢ 2015

(Kính mong đồng tộc xem xét hiệu chỉnh trước khi phát hành)
-->> Xem tiếp...

TẢI CÂY PHẢ HỆ LÀM GIA PHẢ

Đây là file thiết kế Cây Phả Hệ cho dòng họ, được thiết kế trên phần mềm Autocad, nên rất chuẩn trong quá trình In ấn, điêu khắc...

Vẽ cây phả hệ là một khó khăn cho các dòng họ, những ai làm gia phả... Tôi củng thấu hiểu và muốn chi sẽ file này nhưng có phí (15.000đ). Nếu bạn thực sự cần thì hảy tải về trực tiếp cài phần mền Autocad và chỉnh sửa lại. Hoặc nhờ người có kiến thức về Autocad giúp đỡ.

File Cây Phả Hệ này có thể sử dụng cho các Dòng Tộc từ 7 đời đến 20 đời hoặc nhiều hơn. Trong bản vẽ, các kích thước là các kích thước thật tỷ lệ 1/1 vì vậy rất dễ dàng quản lý cho người thiết kế. Vì sao vậy? bởi vì Sơ Đồ Cây Phả hệ bao giờ củng phức tạp, lớn một khổ giấy A0 chẳn hạn không chứa hết nội dung trong đó.
Bạn có thể tải bản PDF CÂY PHẢ HỆ xem thử: Tải File PDF Cây Phả Hệ


TẢI VỀ CÓ TRẢ PHÍ: 


Chúc các bạn hoàn thành tốt Sơ Đồ Cây Phả Hệ

Từ khóa: Thiết Kế Cây Phả Hệ, Cây Phả Hệ, Sở Đồ Phả Hệ
-->> Xem tiếp...

CÂU ĐỐI DÙNG CHO NHÀ THỜ HỌ


Một số câu đối sưu tầm từ Internet:

Một số câu đối hay dùng trong Nhà thờ Họ ở Việt Nam :
1- Có tổ có tông , tông tôt tôt tông , tông tổ cuc Còn , non , còn nước , nước non non nước , nước non nhà
2- Tổ công tích đức tử tôn vinh Thụ thảo phùng xuân chi diệp mậu
3- Tổ khảo tinh thần tại tử tôn Bản căn sắc thái hoa diệp
4- Thường thịnh thường yên , sự nghiệp chiếu thuỳ bỉnh bỉnh Tý xương tý xí , tử tôn vĩnh bảo tứ miên miên
5- Hữu khai tất tiên , minh đức giả viên hỹ Khắc xương quyết hậu , kế tự kỳ hoàng chi 6- Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên Mộc xuất thiên chi do hữu bản
7- Khói hương muôn thủơ làng nước ghi công Hiếu nghĩa nhiều đời cháu con hưởng phúc
8- Tử lý phấn hương y cựu nhi giang sơn tăng mỵ Tòng sơn cúc kính quy lai chi cảnh sức thiêm xuân
9- Nhớ trước tổ tiên gây dựng , kể công tân khổ biết là bao Đến nay con cháu đồi dào hưởng miếng trân cam còn đó mãi
10- Tổ tiên muôn thuở hiển linh , đời càng vững cây bên gôc Con cháu nhiều bề tiến bộ , ngày thẻm thắm lá tươi xanh
11- Tu bằng cảm cách tiền linh Dục cầu bảo an vu hậu duệ
12- Nhật nguyệt quang chiếu thập phương Tổ tông lưu thuỳ vạn tuế
13- Ái quốc mạc vong tổ Nhân dân tiên mục thân
14-Bách thế bản chi thừa cựu ấm Thiên thu hương hoả tráng tân cơ
15- Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
16- Tộc tính quý tôn , vạn đại trường tồn danh kế thịnh Tổ đường linh bái , thiên niên hanừg tại đức lu quang
17- Lòng thành con cháu , năm năm nhớ ngày chiêm lễ Đức sáng tổ tông đời đời còn dấu anh linh
18- Đức tổ dài lâu muôn thuở thịnh Nếp nhà đầm ấm bốn mùa xuân
19- Muôn thuở nhớ : Nước nguồn cây cội Trăm năm lo: Đất nghĩa , trời kinh .
20- Nghĩa nhân tích tụ thiên niên thịnh Phúc đức tàI bồi vạn đại hanh
21- Gia phong hàm lạc tứ thời xuân Tổ đức vĩnh thuỳ thiên tải thịnh Trung hiếu trì gia viễn Đức nhân xử thế trờng
30- Cúc dục ân thâm đông hải đại Sinh thành nghĩa trọng thái sơn cao
31- Tài nhân khả tác quốc gia sự Hiếu tử năng an phụ mẫu tâm
32- Chín chữ cù lao đền nghĩa trớc Nghìn thu hơng hoả rạng nền cao
33- Bốn phơng hồ thỉ nam nhi trái Vạn lý thần hôn hiếu tử thân
34- Bách kế bất nh nhân đức thiện Thiên kim mạc nhợc tử tôn hiền
35- Hữu tác tiền tu kiêm xỷ đức Bất vong hậu thế cộng tôn thân
36- Bút thụ hữu hoa huynh đệ lạc Thư điền vô thuế tử tôn canh
37- Nền nhân nghĩa , phải vun trồng hậu ấm Nhà tư cơ nên gìn giữ thờng kinh
38- Biển rộng trời cao công ơn khôn kể xiết Cha sinh mẹ dỡng tình nghĩa biết là bao
39- Chồi lan quế toả hơng nông trớc cửa Gốc tử phần in sắc thắm trong phòng
Hoành phi Hán Nôm

Chữ Hán Nôm Âm Hán Việt Dịch nghĩa
Vạn cổ anh linh Muôn thủa linh thiêng
Truy niệm tiền ân Tưởng nhớ ơn xưa
Lưu phúc lưu ân Giữ mãi ơn phúc
Hải Đức Sơn Công Công Đức như biển như núi
Đức Lưu quang Đức độ toả sáng
Phúc lai thành Phúc sẽ tạo nên
Phúc mãn đường Phúc đầy nhà
Ẩm hà tư nguyên Uống nước nhớ nguồn
Khắc xương quyết hậu May mắn cho đời sau
Bách nhẫn thái hoà Trăm điều nhịn, giữ hoà khí

Một số Câu đối Hán Nôm

Chữ Hán Nôm Dịch nghĩa

Nhật nguyệt quang chiếu thập phương
Tổ tông lưu thùy vạn thế.
Vầng nhật nguyệt chiếu mười phương rạng rỡ
Đức tổ tiên lưu muôn thuở sáng ngời.

Mộc xuất thiên chi do hữu bản
Thủy lưu vạn phái tổ tòng nguyên.
Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn.

Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
Phúc ấm nhi tôn vạn đại vinh.
Tổ tiên tích đức nghìn năm thịnh
Con cháu ơn nhờ vạn đại vinh.

Bản căn sắc thái ư hoa diệp
Tổ khảo tinh thần tại tử tôn.
Sắc thái cội cành thế hiện ở hoa lá
Tinh thần tiên tổ lưu lại trong cháu trong con.

Cúc dục ân thâm Đông hải đại
Sinh thành nghĩa trọng Thái ơn cao.
Ơn nuôi dưỡng sâu tựa biển Đông
Nghĩa sinh thành cao như non Thái.

Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương.
Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh
Hiếu
1. - 肇 禋 迄 用 有 成, 孝 思 惟 則,
- 世 德 克 昌 厥 後, 福 履 永 綏。
Triệu nhân ngật dụng hữu thành, hiếu tư duy tắc;
- Thế đức khắc xương quyết hậu, phúc lí vĩnh tuy.
(Gây mối thờ tự tốt đẹp, lòng hiếu kính đó là khuôn phép;
Đức lớn cháu con thịnh vượng, phúc lộc dõi truyền.)
 
2. - 親 族 樂 觀 熙 世 化,
- 敦倫 如 見 義 門 風。
- Thân tộc lạc quan hi thế hóa,
- Đôn luân như kiến nghĩa môn phong.
(Gia tộc mừng trông giáo hóa tốt đẹp,
Vun bồi đạo đức, như thấy phong khí của gia đình hiếu nghĩa.)
 
3. - 百 世 本 支 培 祉 福,
- 一 家 杼 軸 樹 風 聲。
Bách thế bản chi bồi chỉ phúc,
- Nhất gia trữ trục thụ phong thanh.
(Gốc cành trăm đời vun phúc lớn,
Rường cột một nhà nức tiếng thơm.)
 
4. - Tộc tính quý tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh
- Tổ đường linh bái, thiên niên hằng tại đức lưu quang.
(Họ hàng tôn quý, chẳng phai mờ công danh muôn thuở
Tổ miếu linh thiêng, còn tỏa sáng phúc đức nghìn thu)
 
5. - Thượng bất phụ tiên tổ di lưu chi khánh
- Hạ túc vi hậu nhân chiêm ngưỡng chí tiêu
(trên chẳng phụ phúc đức tổ tiên truyền lại
Dưới đủ làm gương sáng cho con cháu noi theo.
 
6. - Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
- Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
(nghìn năm thịnh tổ tiên xưa tích đức
Trăm đời vinh, con cháu được nhờ ơn)
 
7. - Kiến tạo gia phong tân cốt cách
- Bảo tồn quốc giáo cổ tinh hoa
 (Dựng xây cốt cách gia phong mới
Giữ gìn tinh hoa quốc giáo xưa.)
 
8. - Công đức lưu truyền thiên cổ niệm
- Thạch bi ký giám ức niên hương
(Công đức lưu truyền nghìn năm nhớ
Bia đá khắc ghi muôn thuở thơm)
 
9. - Công đức vĩnh truyền tiên thế phả
- Thuần bàng bất cải ngã gia phong
 
10. - Đức trạch trường lưu thiên lý thuận
- Ân quang phổ chiếu vạn gia xuân
 
11. - Đức tổ quang vinh hương vạn cổ
- Từ môn hiển hách tráng thiên thu.
 
12.- Đại hiếu đại trung, đức trọng lưu truyền vạn cổ
- Chí tình chí nghĩa, đạo cao cảm hóa thiên thu.
 
13.-  Phiến niệm truy tư truyền bản tộc
- Bách niên hương hỏa ức tiên công.
(Tấm lòng tìm hiểu về dòng họ
Trăm năm hương hỏa nhớ công xưa.)
 
14. - Tổ đức cao minh tư phú ấm
- Tôn thừa phụng sự thọ nhân hòa.
(Phúc ấm nhớ về tổ đức sáng
Nhân hòa thờ mãi, việc cháu con.)
 
15. - Phúc địa tâm điền nghi mỹ quả
- Hiền tôn hiếu tử tức danh hoa.
 
16. – Tiên tổ thiên niên phù hậu duệ
- Tử tôn hậu thế vọng tiền nhân.
 
17- Phúc đức tổ tiên gieo trồng từ thuở trước
- Nhân tâm con cháu bồi đắp mãi về sau.
-->> Xem tiếp...

BỘ ĐỀ CƯƠNG GIA PHẢ HỌ TRẦN ĐĂNG

Nhằm hoàn thiện Gia Phả của dòng họ ta. Chúng tôi xây dựng Bộ Đề Cương này gồm các chương mục như sau:

PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG
  • Lời tựa 
  • Lời tựa bản Gia phả năm 2005 
  • Các điều giáo huấn của Dòng họ 
  • Cây huyết thống

PHẦN II: TIỂU SỬ TỪ THỦY TỔ ĐẾN ĐỜI THỨ 12

PHẦN III: PHỤ LỤC
  • Nhà thờ Họ 
  • Mộ địa chí Họ đại tông 
  • Hình ảnh 
  • Mẫu bổ sung thông tin vào gia phả

Con cháu tải bản đề cương này về và bổ sung đính chính thông tin để cùng nhau hoàn thành Gia Phổ:




Trong trường hợp khó xem có thể tải về hoặc xem trực tuyến qua:

TẢI VỀ

Gia Pha Ho Tran Dang


TẢI CÂY PHẢ HỆ



Ghi chú: 
Con cháu muốn tải bộ Đề Cương Gia Phả này về mà không nhớ tên miền thì có thể dùng Google để tìm kiếm với các từ khóa sau:



-->> Xem tiếp...

Bộ gia phả Họ phát hành năm 2005

Đây là bộ gia phả được sọan thảo và phát hành đầu tiên của họ ta vào năm 2005. Con cháu có thể tải về xem và bổ sung thông tin cho Họ để tiếp tục hoàn thành bản đầy đủ hơn.


Đường Link tải về:
http://www.mediafire.com/?y9fw5x68xs9aq73

Bản đề cương soản thảo gia phả mới:
 http://www.mediafire.com/?caofkukj104cw22
-->> Xem tiếp...

Cây phả hệ họ Trần Đăng

CÂY PHẢ HỆ HỌ TRẦN ĐĂNG
Thạch Khê - Thạch Hà - Hà Tĩnh

Tải về theo đường link: 

Ghi Chú:  Bạn tải về rồi mở file PDF này lên, dùng phím Ctrl lăn chuột giữa để phóng to thu nhỏ cho dễ xem.


-->> Xem tiếp...

Nhận xét của Cựu GS Trần Đăng Nhơn

Trên trang diễn đàn www.trandang.net cựu Giáo sư Trần Đăng Nhơn đã đọc bộ gia phả của họ Mình và nhận xét như sau:
Rất hân hạnh được đọc quyển bộ Gia Phả 2005 và đề cương GIA PHẢ TRẦN ĐĂNG của quý tộc Trần Đăng ở Hà Tỉnh.

Từ lâu chúng tôi vẫn mong mỏi được biết nguồn gốc dòng họ Trần Đăng của chúng tôi ở Khánh hòà phát xuất từ đâu? Qua nhiều bài viết đăng trên www.trandang.net của các bác , chúng tôi rất hy vọng một ngày nào đó sẽ bắt được liên lạc với người cùng người dòng họ ở các tỉnh phía bắc, nơi xuất phát của dòng họ Trần Đăng chúng tôi.

Nay đọc kỹ toàn bộ Gia Phả 2005 và đề cương Gia Phả Trần Đăng , chúng tôi rất sung sướng và tin tưởng rằng giửa 2 dòng họ chúng ta tất có một mối liên hệ "mang tính lịch sử".

Chúng tôi mong rằng chúng ta sẽ dùng trang web này để trao đổi thêm tin tức , sử liệu ...để càng ngày càng cũng cố mối liên kết giửa những người cùng dòng họ Trần Đăng với nhau.

Trần Đăng Nhơn
-->> Xem tiếp...

Trương Quốc Dụng - Người Cháu ngoại của Trần Đăng Đạt

 Trong cuốn gia phả của họ ta có ghi về ông Trần Đăng Đạt đòi thứ 3 như sau:

TRẦN ĐĂNG ĐẠT
 (Đời thứ: 3)
Con Ông: Đệ Nhị Thế Tổ

    Ông là con của Đệ Nhị Thế Tổ. Hiện vẫn chưa rõ ngày sinh và ngày mất của ông.  Phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa Trang Họ Đại Tông.
    Ông sinh được năm người con:
  •  Trần Đăng Phúc: Có tên là Ông Sắt ở Thị Xã Hà Tĩnh, mất liên lạc nên không sõ con cháu   
  •  Trần Đăng Trình: Ông Trình đậu hai khóa Tú Tài làm thừa lại tỉnh Nghệ Tĩnh.Vợ là Trần Thị Thảo sinh được hai người con trai: Trần Đăng Quán và Trần Đăng Đá
  • Cố Đồ: Tên thường gọi không rõ, do làm nghề dạy học nên gọi là Cố Đồ, Được phong Lê Triều Hiệu Sinh, Cố đồ sinh hai trai một gái: Thị Ninh, Trần Đăng Bình, Trần Đăng Sinh
  • Trần Đăng Tâm: Thường gọi là Cố Chính, Ông làm ruộng và nghề Thầy Âm, Con của Ông là Trần Đăng Định
  • Trần Thị Cường: Chồng Bà là Trương Quốc Bảo ( Gọi là Quan Cụ), Ông Bà sinh được ba người con, nhưng có Trương Quốc Dụng đậu tiến sỹ Thượng Thư Bộ Hình triều Nguyễn
Như vậy ba người con của Bà Cường trong đó có Ông Trương Quốc Dụng là bài vai  với ông Trần Đăng Quán, Trần Đăng Đá, Thị Ninh, Trần Đăng Bình, Trần Đăng Sinh, Trần Đăng Định.

Còn về Ông TRƯƠNG QUỐC DỤNG là một tấm gương sáng. Là niềm tự hào của Quê hương.
 ĐẠI HỌC SỸ
TRƯƠNG QUỐC DỤNG
(1797 - 1864)
Trên trang Bách Khoa Toàn Thư (http://vi.wikipedia.org) ghi ông:

Trương Quốc Dụng


Trương Quốc Dụng (17971864), khi trước tên là Khánh, tự: Dĩ Hành; là danh thần, là nhà văn, và là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn.

Thân thế và sự nghiệp

Trương Quốc Dụng sinh ngày 5 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1797) tại làng Phong Phú; nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Tổ tiên ông từ Thăng Long (Hà Nội) vào định cư ở đất Phong Phú từ năm 1549, có nhiều người làm quan lại. Cố nội ông là Trương Quốc Nghìn làm Chánh bảo vệ kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê. Ông nội ông là Trương Quốc Kỳ, đỗ đầu Hương cống (khoa thi 1753), là thầy dạy Thái tử Lê Duy Vĩ. Cha ông là Tú tài Trương Quốc Bảo, một thầy giáo nổi tiếng hay chữ, được phong hàm Trung thuận đại phu). Mẹ ông là bà Trần Thị Cường.
Thuở nhỏ, Trương Quốc Dụng nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, ham mê sách vở và có tài văn chương. Dưới triều Minh Mạng, năm 1821, ông thi đỗ Tú tài. Năm 1825, ông thi đỗ Cử nhân, và đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1829).
Ban đầu (1830), ông được bổ làm Tri phủ phủ Tân Bình (Gia Định), sau đổi về kinh (Huế) làm Biên tu ở viện Hàn lâm, dần thăng đến Hình bộ lang trung. Vì phạm lỗi, bị bãi quan, sau cho theo bộ Lại để lấy công chuộc tội [1].
Năm 1833, ông được khởi phục chức Tư vụ để vào quân thứ ở Phiên An (Gia Định). Ở đây, ông theo Tham tán đại thần Trương Minh Giảng tham gia việc đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, và đánh đuổi quân Xiêm La vào năm 1833-1834[1]. Khi việc yên, ông được cất lên làm Chủ sự, rồi lần lượt trải các chức: Viên ngoại lang bộ Hộ, Án sát sứ Quảng NgãiHưng Yên.
Năm đầu Thiệu Trị (1841), ông về làm quyền biện công việc bộ Lễ, sau thăng chức Tả thị lang, lần lượt trải thêm ba bộ là bộ Lại, bộ Hìnhbộ Công. Năm 1846, thăng ông làm Thự Tả Tham tri bộ Công.
Tự Đức năm đầu (1848), Trương Quốc Dụng dâng sớ trình bày 4 việc, được vua khen và cho thi hành. Đó là: "dè dặt tài dụng, thương xót việc hình ngục, tinh giảm sự tiêu phí vô ích, và sửa đổi thói tật của sĩ phu" [2].
Biết tài, nhà vua sung ông làm Kinh duyên giảng quan, kiêm coi Khâm thiên giám và giữ ấn triện Đô sát. Sau ông thăng làm Thượng thư bộ Hình, sung Quốc sử quán Tổng tài [3]. Theo sử liệu thì ông cũng từng được cử đi chấm thi ở các trường thi Hương, thi Hội nơi đất Bắc[4].
Tháng 5 (âm lịch) năm 1862, quân Tạ Văn Phụng vây hãm thành tỉnh Hải Dương. Nghe theo lời đình thần đề cử, nhà vua sung Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Thượng thư bộ Hộ) làm Hải Yên Thống đốc quân thứ.
Từ Hưng Yên, Trương Quốc Dụng cùng với Đào TríPhan Tam Tỉnh dẫn quân đi đánh, lấy lại được phủ Bình Giang, rồi thành tỉnh Hải Dương. Nhưng sau khi ông theo cửa tây vào thành, thì bị quân đối phương vây lại. Từ trong thành, ông bày kế cho quân ra đánh, phá vỡ được. Sau trận, ông được thăng làm Hiệp tá, Đào Trí được thăng làm Thống chế [5].
Năm 1863, thăng ông làm Hiệp biện đại học sĩ, nhưng vẫn làm Thống đốc quân vụ như cũ.
Tháng 6 (âm lịch) năm 1864, đạo quân thứ Hải Yên đánh nhau với quân Tạ Văn Phụng tại La Khê (nay thuộc xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh). Quan quân nhà Nguyễn thất thế, bị quân thủy bộ của đối phương vây kín. Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Hiệp thống), Tán lý Văn Đức Khuê, Tán tương Trần Huy San đều chết trận. Chưởng vệ Hồ Thiện bị bắt sống không chịu khuất mà chết, còn biền binh thì bị thương và chết rất nhiều [6].
Thương tiếc, vua Tự Đức sai người đưa quan tài về táng ở quê (làng Phong Phú), đồng thời sai quan đến tế.
Năm 1865, bàn định công tội, nhà vua phán rằng: "Trận đánh tại La Khê...Trương Quốc Dụng suy tính thất cách, tội ấy cố nhiên khó chối từ được, nhưng trẫm nghĩ Quốc Dụng là người giúp việc cũ…bị dao ngăn đạn lạc đến nỗi bỏ mạng nơi chiến trường, rất đáng tiếc. Chuẩn cho truy tặng (ông) hàm Đông các Đại học sĩ". Đến năm 1880, Trương Quốc Dụng được thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế) [7].
Con ông là Trương Quốc Quán, đỗ Cử nhân, sau mộ quân nghĩa dũng đi theo quân thứ của cha (khi cha ông được cử làm Hải Yên Thống đốc quân thứ), được đặc cách làm Chủ sự [8].

Tác phẩm

Tác phẩm của Trương Quốc Dụng có:
  • Trương Nhu Trung thi tập (Tập thơ Trương Nhu Trung) bằng chữ Hán.
  • Thoái thực ký văn (Ghi chép những điều nghe được lúc lui về dùng cơm) viết bằng chữ Hán, gồm 8 quyển. Đây là một công trình tổng hợp nửa khảo cứu, nửa bút ký, ghi sơ sài nhiều việc, được xếp theo các thể loại sau:
- 1/ Phong vực: nói về sự thay đổi của sông núi, đường sá từ thời Hùng Vương đến thời Minh Mạng. Có phụ chép về Cao Miên, Tiêm LaMiến Điện...
- 2 và 3/ Chế độ: nói về tước cấp, bổng lộc, khoa cử (văn võ), quân chế, thuế lệ, tiền văn, quân cấp công điền...từ thời đến thời Minh Mạng.
- 4/ Nhân phẩm: nói về học hành và các nhân vật lịch sử từ thời Trần đến thời Minh Mạng.
- 5/ Cổ tích (có phụ phần sơn xuyên): Phần nhiều nói về các đình chùa, miếu mạo, thành trì,...ở miền Trung và và miền Bắc Việt Nam. Về Lam Thành sơn (thuộc Nghệ An) có nói đến chuyện đồng trụ (cột đồng Mã Viện). Về sông có nói thêm về các đê điều.
- 6/ Trưng ký (những điều lạ): ghi các chuyện thần thoại có liên quan đến các nhân vật lịch sử Việt Nam.
- 7/ Tạp sự (chuyện vặt): ghi các chuyện vặt về thơ văn, thi cử, thành thánh, xử án,...
- 8/ Vật loại: nói về cây cối, thóc lúa, ngô khoai chim muông,...và các loại khác như hoa, gỗ, tre, chè,...[9]
Ngoài ra, ông còn biên tập sách Chiếu biểu luận thức (Bàn về cách thức của chiếu, biểu) và tham gia duyệt sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Kính vâng san định sử Việt đại cương và chi tiết làm tấm gương soi suốt cổ kim). Nhân việc này, ông có làm bài "Khâm định vịnh sử phú" (Phú vâng mệnh vua vịnh sử).

Ghi nhận công lao

Sử nhà NguyễnĐại Nam chính biên liệt truyện, có đoạn chép về Trương Quốc Dụng như sau:
"Quốc Dụng là người trầm tĩnh, dẫu làm quan (song) chưa từng rời quyển sách, mọi người đều suy tôn là học rộng…Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền, (khi) Quốc Dụng làm quản lĩnh Khâm thiên giám, hàng ngày truyền dạy cho, đến nay mới nối được nghề học ấy. Quốc Dụng ngày thường có kiến văn được điều gì đều ghi chép cả, có tập “Thoái thực ký văn lục” truyền lại ở đời" [10].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trong sách Đại học sĩ Trương Quốc Dụng cũng đã viết rằng:
"Trương Quốc Dụng là một nhà thiên văn học, một người thầy đào tạo ra những nhà thiên văn học cho xứ sở nữa đầu thế kỷ XIX. Với tư cách là một nhà thiên văn học có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn. Tên ông Trương Quốc Dụng còn đáng được ghi vào danh sách các nhà thiên văn học Việt Nam. Và cũng có thể tôn vinh ông là một trong các vị hậu tổ của khoa làm lịch Việt Nam[11].
Ngoài ra, ông còn được người đời đánh giá là "vị quan có tài cao, đức trọng, học rộng, biết nhiều, công chính thanh liêm, tính tình ngay thẳng, không ưa nịnh bợ, chạy chọt" [12].
Tưởng nhớ công lao và sự hy sinh của Trương Quốc Dụng và Văn Đức Khuê, năm 1877, dân làng La Khê (nơi hai ông hy sinh) đã lập đền thờ hai ông (có tên là đền Quan Đại). Trong đền có bức hoành phi "Công nhược Thái Sơn" (công lao như núi Thái Sơn) và nhiều đôi câu đối, trong đó có câu:
Hồng Lĩnh giáng thần, nho tướng khoa danh song tuyệt lĩnh;
Tiên Thành hợp miếu, trung thần tâm sự các thiên thu.
Nghĩa là:
Hồng Lĩnh giáng thần, nho tướng khoa danh hai đỉnh vút;
Tiên Thành hợp miếu, trung thần lòng sáng mãi nghìn thu [13].
Ngày 31 tháng 7 năm 2009, khu lăng mộ và đền thờ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia [14].
Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở Quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên bị ghi sai thành Trương Quốc Dung[15]

Sách tham khảo

  • Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Đại Nam chính biên liệt truyện (bản dịch, trong bài gọi tắt là Chính biên). Nhà xuất bản Văn học, 2004.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Quốc triều chính biên toát yếu (bản dịch, trong bài gọi tắt là Toát yếu). Nhà xuất bản Văn học, 2002.
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, mục: " Thoái thực ký văn ". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
  • Nguyễn Lộc, mục từ "Trương Quốc Dụng" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Đắc Xuân, Đại học sĩ Trương Quốc Dụng Qua sử sách tư liệu xưa và nay. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2006.

Chú thích

  1. ^ a b Theo Chính biên, tr. 633.
  2. ^ Theo Chính biên, tr. 634.
  3. ^ Chép theo Chính biên (tr. 634). Từ điển văn học (bộ mới, tr.1863) và Từ điển bách khoa Việt Nam (mục: "Trương Quốc Dụng") đều ghi ông làm "Thượng thư bộ Hình kiêm Phó Tổng tài Quốc sử quán".
  4. ^ Theo GS. Nguyễn Lộc, Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1863) và bài viết về Trương Quốc Dụng trên website Mạng Việt Nam [1].
  5. ^ Theo Toát yếu, tr. 403.
  6. ^ Theo Toát yếu, tr. 411.
  7. ^ Theo Chính biên, tr. 633.
  8. ^ Theo Toát yếu, tr. 400.
  9. ^ Lược theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tr. 1226-1227.
  10. ^ Trích trong Chính biên, tr. 635.
  11. ^ Theo Nguyễn Đắc Xuân, sách đã dẫn.
  12. ^ Theo bài viết "Trương Quốc Dụng - Tấm gương tài đức xứ Nghệ" [2].
  13. ^ Theo bài viết "Trương Quốc Dụng - Tấm gương tài đức xứ Nghệ" (đã dẫn) thì ngôi đền này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 2000. Xem thêm bài viết "Đền Quan Đại và nghĩa khí của 2 vị công thần thời Nguyễn" [3].
  14. ^ Theo bài viết "Tri ân Đại học sĩ Trương Quốc Dụng" trên báo Đất Việt (bản điện tử) [4].
  15. ^ Hữu Công (22/9/2011). “Nhiều con đường ở TP HCM đặt sai tên danh nhân”.

Liên kết ngoài

  • Nhân vật Trương Quốc Dụng [5]
-->> Xem tiếp...

Danh bạ website những họ tộc Việt Nam

-->> Xem tiếp...