Người Đi Xây Hồ Kẽ Gỗ

NGƯỜI ĐI XÂY HỒ KẼ GỖ
Sáng tác: Nguyễn Văn Tý
Trình bày: Đăng Thuận - Thu Huyền



NGƯỜI ĐI XÂY HỒ KẼ GỖ
Sáng tác: Nguyễn Văn Tý
Trình bày: Đăng Thuận - Thu Huyền

Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn
Mà đời không ngại đào mấy con kênh
Ðắp hồ xây đập, ta đưa dòng nước ngọt
để dòng mương nhỏ tắm mát quanh năm
Ruộng đồng ta thoả mơ uớc bao ngàn năm

Kẻ gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ
Này vùng đá bạc đồi núi lô nhô
Như dòng suối nhỏ theo sông về với biển
Bỏ đồi hoang lại trong nắng trong mưa
để người nên khổ như đất kia cằn khô

Tay anh phá đá, tay em đào sỏi
Ngồi trong xe ủi em nhớ những ngày hè
Chân lội qua khe em nhớ mùa đông giá
Ta nghe trong đó bao nhiêu là chuyện lạ
Ngày ta đi học em nói thích nghề gì
Nay da em nâu tươi màu suy nghĩ
Thấy mùa phượng vĩ ta ngỡ gặp mùa thi
Cũng ngày phượng nở hai đứa mình ra đi

Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn
Mà đời không ngại đào mấy con kênh
đắp hồ xây đập ta nuôi dòng nước ngọt
để dòng mương nhỏ tắm nắng quanh năm
Ruộng đồng ta thoả mơ uớc bao ngàn năm

Nghệ Tĩnh mình ơi, Sông Lam gọi Núi Hồng
Bạn về theo bạn đào núi lấp sông
đất trời như vẫn vang vang lời trống giục
Mặt hồ lay động nên sang mênh mông
Từng đàn cá lượn cây lúa thêm nặng bông

Ta đi những bước thênh thang đồng rộng
Làng ta di động thêm có đất mình cày
Cho điện giăng dây, cho máy về thôn xóm
Ta đi trong nắng trong mưa đời bận rộn
Bài thơ ta đọc em thấy có điều gì
Nay da em nâu tươi màu suy nghĩ
Thấy mùa phượng vĩ xao xuyến mộng ngày thi
Thấy mùa phượng nở hai đứa mình cùng đi.
-->> Xem tiếp...

Mời Anh Về Hà Tĩnh

MỜI ANH VỀ HÀ TĨNH
Sáng tác: Trần Hoàn
Trình bày: Tố Nga



MỜI ANH VỀ HÀ TĨNH
Sáng tác: Trần Hoàn
Trình bày: Tố Nga

Mời anh về Hà Tĩnh đi dọc đường cái quan Vào tận Đèo Ngang rồi vòng lên Rú Lệ, Trên đường xuôi xuống bể ghé Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc vào Cẩm Xuyên, Thạch Hà ra Hồng Lĩnh. Ta qua huyện Nghi Xuân viếng thăm mộ Nguyễn Du, Rồi lên đồi cụ Phan ghé qua nhà Trần Phú. Nhớ lại ngày đánh Mỹ ta ngược về Khe Dao, Nghe bạch đàn xôn xao chuyện ngã ba Đồng Lộc. 

Hà Tĩnh ơi, ơi... hờ... hờ... Rằng biết nước Sông La cũng có khi khô cạn Rằng biết Rú Hồng Lĩnh cũng có thời hết cây. Dù cho sáng nắng chiều mây Lòng ta vẫn vững đó đây vẹn tình. Nhớ năm nào Bác Hồ trên đường về thăm quê Bác dừng lại nơi đây thăm bà con Hà Tĩnh Tiếng Người sao nghĩa tình như nhắc như khuyên răn Nhớ làm tốt sửa sai trồng thêm ngô và lúa Muốn thắng giặc xâm lăng kết đoàn thành một khối Miền xuôi và miền núi giúp nhau cùng kháng chiến Những lời Bác đã dạy ta nhớ mãi không quên Nay còn đó ao sen mà Người không thấy về. 

Hà Tĩnh ơi, ơi... hơ... hờ... Rằng biết nước Sông La cũng có khi khô cạn Rằng biết rú Hồng Lĩnh cũng có thời hết cây Dù cho sớm nắng chiều mây Lòng ta với Bác nghìn năm vẫn đầy. Hôm nào về Hà Tĩnh, lại ngược dòng sông La Cùng nhau qua chợ Được, ta lại về quê ta Mai về Hà Tĩnh nghe ấm giọng đò đưa Anh thấy người Hà Tĩnh vẫn ấm lòng như xưa...
-->> Xem tiếp...

Nơi Ấy Quê Mình

NƠI ẤY QUÊ MÌNH
Trình bày: Trọng Tấn


NƠI ẤY QUÊ MÌNH
Trình bày: Trọng Tấn

Quê tôi nắng đỏ đồng mưa thâm cả bùn non
Quê tôi gừng cay muối mặn nếu bao đời câu buồn vui
Ngọt đắng, Gốc đa sân đình đò chiều mẹ đợi
Chè xanh mời gọi sớm cả làng qua
Một miền quê còn nắng gió 
Vẫn ngược đi lên từ trong bão tố
Sóng yên biển lặng, trái ngọt cây lành
Nụ cười ấm êm, nhịp đời cất cao
Non Hồng thêm xanh rờn bên dòng la êm đềm
Ân tình vui câu dặm đêm hội quê mình 
Lại vang trời xa.

Nghe câu hát giận thương trong đêm hội mùa xuân
Câu ca tình sâu nghĩa nặng mát thêm dòng sông tuổi thơ
Ngày mới, nghe câu ca trù từ làng Cổ Đạm
Hoà trong câu Kiều tím cả trời quê
Về đèo Ngang rộn ràng nghe
Thơ Huyện Thanh Quan tình dân nghĩa nước
Sới vui chia buồn đau cảnh nhân tình
Vì đời ai oán để thành tiếng than
Cho ngày nay quê mình,Vui từ nơi bên làng
Con đường xưa đã mở chân trời hi vọng
Niềm tin bền lâu.
-->> Xem tiếp...

Phụ Tử Tình Thâm

PHỤ TỬ TÌNH THÂM
Dân ca Nghệ Tĩnh


PHỤ TỬ TÌNH THÂM
Dân ca Nghệ Tĩnh

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Lo tròn chữ hiếu mới là đạo con

Phụ tử tình thâm
Công thầy rồi nghĩa mẹ
Đừng có tiếng tăm chi nặng lời
Đừng cả tiếng dài hơi
Nói mẹ cha sao nên
Mà cãi mẹ thầy sao phải

Ơ… đêm nằm nghĩ lại
Nhớ đến đến cội thung uyên
Công cù lao ai đền
Nghĩa sinh thành ngày trước
Khi ăn cơm rồi bát nước
Ước phụ tử tình thâm
Thầy đói rách nợ nần
Mẹ cũng đói rách nợ nần
Cũng vì con thơ ấu

Dừ phụ trải trắc mẫu
Rồi trắc trải khó khăn
Con ở có thủy có chung
Được phụ từ tử hiếu
Mà được phụ từ tử hiếu
Dăm ba cành đào liễu
Sáu bày quả nam nhi
Thầy chưa được nhờ chi
Mẹ cũng chưa được nhờ chi
Đền công ơn cho đáng
Công mẹ thầy cho đáng

Rồi mười ngày chín tháng
Mẹ thức dục nén thai
Con nên một nên hai
Thầy ấp iu bồng bế
Mẹ ấp iu rồi bồng bế
Con con nên ba nên bốn
Con tríu mẹ chưa rời
Đứa sáu bảy ăn chơi
Con chín mười khôn nậy
Mà đứa chín mười khôn nậy

Ơ … giừ thầy chưa được cậy
Mẹ cũng chưa được nhờ
Giừ mẹ đang phải lo đứa mánh khăn tấm áo
Đứa mánh quần ơ tấm yếm
Con mười lăm mười bảy
Con ăn học dùi mài
Đứa mười chín đôi mươi
Lo chăm xa dựng họp
Lo cửa nhà dựng họp

Khi hoa cười ngọc nở
Chốn đào liễu sung vầy
Thầy mơ tưởng đêm ngày
Ước dâu hiền thấy ước mà rể hiền
Ước dâu hiền mẹ ước mà rể thảo

Ơ… Thánh hiền là đạo rồi khuất bóng từ bi
Con có lỗi điều chi xin mẹ thầy xá quá
Con đừng ở cậy thượng rồi át hạ
Ở ra dạ khinh thường
Con đừng đứa ghét thương
Cũng nhấp giai chi tử
Cũng giai bằng chi tử

Giừ trong sách có chữ
Con mới phải trông vào
Thầy một tuổi một cao
Mẹ một tuổi một già
Con đừng có bấc chì nặng nhẹ,
Chớ có bấc chì nặng nhẹ.

Con ở gần thầy mẹ
Phải xây đắp vun trồng,
Khi vợ dại thì có chồng
Phải vào ra thăm viếng,
Phải đi về thăm viếng.
Khi đồng quà chữ bánh
Khi bún sốt lòng tươi
Ta nâng giấc cho người
Kẻo mai rồi tạ thế
Mai sau rồi ta thế

Ơ… rồi một mai bách tuế ra cây úa lá vàng
Lá rụng cội đại ngàn
Con tìm mô được nựa
Mà con muốn tìm mô được nựa
Khi cúng hương cúng lửa
Khi vào bái ra quỳ
Dừ đặt mâm lên thì nỏ thấy thầy mẹ ăn chi
Chỉ thấy ruồi với ruồi
Mà chỉ thấy ruồi với kiến

Chiêm bao tưởng đến
Dù than vắn thở dài
Thầy không đoái không hoài
Mẹ cũng nỏ đoái nỏ hoài
Thật là phụ từ tử hiếu
Ai ơi làm con trọn đạo
Nhắc ai ghi lòng… à á à ơi…
-->> Xem tiếp...

Khúc Hát Sông Quê

KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
Trình bày: Anh Thơ


KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
Sáng tác: Nguyễn Trọng Tạo 
Thơ: Lê Huy Mậu 

Qua nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê 
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ, 
Chở che con qua chớp bể mưa nguồn. 
Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy, 
Từng vị heo may trên má em hồng. 
Ơi con sông quê con sông quê, 
Ơi con sông quê con sông quê. 
Sông còn nhớ chăng như ta ngồi ngóng mẹ 
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng. 
Con cá dưới sông cây trồng trên bãi 
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm 
Cùng một bến sông con trâu đằm sông dưới 
Bầy trẻ thơ tắm mát dưới thượng nguồn 
Một dòng sông xanh chảy mãi đến vô cùng.
-->> Xem tiếp...

Giận Mà Thương 2 | Trần Hoàn

GIẬN MÀ THƯƠNG 2
 Sáng tác: Trần Hoàn
Biểu diển: NSND Thu Hiền

Bạn ấn nút Next bốn lần mới đến bài Giận Mà Thương 2


GIẬN MÀ THƯƠNG 2
(Trần Hoàn)

Ơ.. ớ ơ.. Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng thì gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Dù có xa nhau đi chăng nữa
Ơ.. ớ ơ.. Thời ba vạn sáu ngàn ngày thời nọ xa

Em xa anh nghe câu dân ca
Giận mà thương sao mà da diết thế
Ôi câu ca nặng tình nặng nghĩa
Có lúc nào anh giận em không.

Chứ có lúc nào em giận anh không
Để thương suốt cả ngày em giận
Khi xa nhau đến ngàn vạn dặm
Giận chẳng còn mà thương rộng dài thêm.

Em nhớ ngày em nhớ đêm
Giận mà thương cháy lòng em đỏ
Thương mà giận dễ gì đã có
Em chỉ tìm thấy ở mình thôi.

Một nắng hai sương đội trời đạp đất
Bao vất vả bàn tay em lo hết
Bao đổi thay anh chưa thể hiểu
Ôi câu ca rằng giận mà thương, mà thương.

Anh lại đi khắp mọi nẻo đường
Mang câu ca và tình yêu thắm nồng
Khi trở gió anh vẫn ấm
Bởi giận rồi cũng chỉ để thương thêm.
-->> Xem tiếp...

Nghệ An: Truyền thống hiếu học của dòng họ Nguyễn Đức

…Trong hàng nghìn năm qua, người dân Nghệ An luôn khát khao sự học với ý thức học để làm người, học để có được những tri thức và năng lực hoạt động, đẩy mạnh sản xuất, học để thoát cảnh đói nghèo...
Khát vọng đó đã tạo nên truyền thống hiếu học của quê hương Xứ Nghệ, cũng là truyền thống tốt đẹp của nhiều gia đình, dòng họ… Tiêu biểu trong số đó có dòng họ Nguyễn Đức ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc…

Họ Nguyễn Đức là dòng họ có truyền thống cách mạng và học hành đỗ đạt từ lâu đời. Từ cụ Phó bảng Nguyễn Đức Tặng đến các nhân tài, chí sỹ yêu nước như cụ Nguyễn Đức Công, một trong những người tham gia phong trào cách mạng từ những ngày đầu Đảng mới thành lập; hay như ông Nguyễn Đức Thái người phát minh ra quả bom 3 càng và bị giặc đày đi Côn Đảo; ông Nguyễn Đức Vân (Hoài Thanh) nhà phê bình văn học lớn của nền thi ca Việt Nam; nhà thơ Anh Ngọc (Nguyễn Đức Ngọc) cây bút sắc sảo của văn nghệ Quân đội; Viện trưởng Viện Hán Nôm Nguyễn Đức Thanh, Thầy Nguyễn Đức Du, người Thầy với hơn 50 năm tận tâm, tận tụy với sự nghiệp trồng người…

Phát huy truyền thống yêu nước và hiếu học của dòng họ, hiện nay, họ Nguyễn Đức đã trở thành dòng họ tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An. Được TW HKHVN tặng bằng khen cho dòng họ khuyến học tiêu biểu năm 2007; UBND tỉnh công nhận dòng họ văn hóa cấp tỉnh năm 2008…

Đến nay, họ đã thành lập được Ban khuyến học với các thành viên là đại diện tiêu biểu trong hội đồng gia tộc. Ban khuyến học của dòng họ đã luôn động viên con cháu phát huy truyền thống dòng họ cố gắng học tập nên người. Các con, cháu đạt danh hiệu, ngoài phần thưởng bằng tiền còn được ghi tên vào sổ vàng của dòng họ. Từ tấm lòng hảo tâm của con cháu, hàng năm Ban khuyến học của dòng họ xây dựng được nguồn quỹ trên dưới 20 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, vào dịp Tết đến, Xuân về, dòng họ Nguyễn Đức tổ chức họp mặt, phát thưởng cho con cháu đạt thành tích cao trong học tập và công tác, ôn lại truyền thống hiếu học của dòng họ và răn dạy cháu con rèn đức, luyện tài trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Nhờ đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, hàng năm dòng họ có hàng chục em đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Riêng năm học 2010 - 2011 vừa qua, có 12 em thi đỗ vào đại học, 6 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Họ Nguyễn Đức thật sự tự hào bởi hiện nay đã có 7 người có học vị tiến sĩ, 2 phó giáo sư và rất nhiều thạc sĩ, cử nhân…

Từ việc thực hiện tốt phong tào hiếu học trong dòng họ và phong trào khuyến học ở địa phương đã tạo điều kiện cho các gia đình trong dòng họ xây dựng nếp sống văn hóa và góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Hiện nay, 100% hộ trong họ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạ xã hội, không có người sinh con thứ 3 và không có trẻ em bỏ học giữa chừng. Năm 2008, dòng họ Nguyễn Đức được Bộ trưởng Bộ Công An tặng bằng khen cho dòng họ không có tệ nạn xã hội.

Họ Nguyễn Đức không chỉ làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trong dòng họ của mình mà còn là dòng họ tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Ông Vũ Trọng Tĩnh, Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội khuyến học xã Nghi Trung nhận xét: “Dòng họ Nguyễn Đức trong nhiều năm qua không chỉ làm tốt công tác khuyến học của dòng họ mình mà còn gương mẫu đi đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Hàng năm con cháu của dòng họ Nguyễn Đức ở khắp nơi trong cả nước đều hướng về quê hương với sự ủng cả về vật chất và tinh thần, nhằm khơi dậy truyền thống hiếu học của con em trong xã…”

Nằm trong vùng quê giàu truyền thống văn hoá cách mạng, con cháu dòng họ Nguyễn Đức đã từng giữ vững truyền thống yêu nước, đoàn kết, hiếu học và giờ đây, những người con của dòng họ tiếp tục làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài không ngừng xây dựng dòng họ ngày một phát triển, xứng đáng là dòng họ văn hóa tiêu biểu của đất học Nghi Lộc./.

VĂN ĐIỀU (Báo Nghệ An)
Liêm Chép trên trang: http://www.hoikhuyenhoc.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2606
-->> Xem tiếp...

Trương Quốc Dụng - Người Cháu ngoại của Trần Đăng Đạt

 Trong cuốn gia phả của họ ta có ghi về ông Trần Đăng Đạt đòi thứ 3 như sau:

TRẦN ĐĂNG ĐẠT
 (Đời thứ: 3)
Con Ông: Đệ Nhị Thế Tổ

    Ông là con của Đệ Nhị Thế Tổ. Hiện vẫn chưa rõ ngày sinh và ngày mất của ông.  Phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa Trang Họ Đại Tông.
    Ông sinh được năm người con:
  •  Trần Đăng Phúc: Có tên là Ông Sắt ở Thị Xã Hà Tĩnh, mất liên lạc nên không sõ con cháu   
  •  Trần Đăng Trình: Ông Trình đậu hai khóa Tú Tài làm thừa lại tỉnh Nghệ Tĩnh.Vợ là Trần Thị Thảo sinh được hai người con trai: Trần Đăng Quán và Trần Đăng Đá
  • Cố Đồ: Tên thường gọi không rõ, do làm nghề dạy học nên gọi là Cố Đồ, Được phong Lê Triều Hiệu Sinh, Cố đồ sinh hai trai một gái: Thị Ninh, Trần Đăng Bình, Trần Đăng Sinh
  • Trần Đăng Tâm: Thường gọi là Cố Chính, Ông làm ruộng và nghề Thầy Âm, Con của Ông là Trần Đăng Định
  • Trần Thị Cường: Chồng Bà là Trương Quốc Bảo ( Gọi là Quan Cụ), Ông Bà sinh được ba người con, nhưng có Trương Quốc Dụng đậu tiến sỹ Thượng Thư Bộ Hình triều Nguyễn
Như vậy ba người con của Bà Cường trong đó có Ông Trương Quốc Dụng là bài vai  với ông Trần Đăng Quán, Trần Đăng Đá, Thị Ninh, Trần Đăng Bình, Trần Đăng Sinh, Trần Đăng Định.

Còn về Ông TRƯƠNG QUỐC DỤNG là một tấm gương sáng. Là niềm tự hào của Quê hương.
 ĐẠI HỌC SỸ
TRƯƠNG QUỐC DỤNG
(1797 - 1864)
Trên trang Bách Khoa Toàn Thư (http://vi.wikipedia.org) ghi ông:

Trương Quốc Dụng


Trương Quốc Dụng (17971864), khi trước tên là Khánh, tự: Dĩ Hành; là danh thần, là nhà văn, và là người có công chấn hưng lịch pháp Việt Nam thời Nguyễn.

Thân thế và sự nghiệp

Trương Quốc Dụng sinh ngày 5 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1797) tại làng Phong Phú; nay là xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Tổ tiên ông từ Thăng Long (Hà Nội) vào định cư ở đất Phong Phú từ năm 1549, có nhiều người làm quan lại. Cố nội ông là Trương Quốc Nghìn làm Chánh bảo vệ kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê. Ông nội ông là Trương Quốc Kỳ, đỗ đầu Hương cống (khoa thi 1753), là thầy dạy Thái tử Lê Duy Vĩ. Cha ông là Tú tài Trương Quốc Bảo, một thầy giáo nổi tiếng hay chữ, được phong hàm Trung thuận đại phu). Mẹ ông là bà Trần Thị Cường.
Thuở nhỏ, Trương Quốc Dụng nổi tiếng thông minh, chăm chỉ, ham mê sách vở và có tài văn chương. Dưới triều Minh Mạng, năm 1821, ông thi đỗ Tú tài. Năm 1825, ông thi đỗ Cử nhân, và đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1829).
Ban đầu (1830), ông được bổ làm Tri phủ phủ Tân Bình (Gia Định), sau đổi về kinh (Huế) làm Biên tu ở viện Hàn lâm, dần thăng đến Hình bộ lang trung. Vì phạm lỗi, bị bãi quan, sau cho theo bộ Lại để lấy công chuộc tội [1].
Năm 1833, ông được khởi phục chức Tư vụ để vào quân thứ ở Phiên An (Gia Định). Ở đây, ông theo Tham tán đại thần Trương Minh Giảng tham gia việc đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, và đánh đuổi quân Xiêm La vào năm 1833-1834[1]. Khi việc yên, ông được cất lên làm Chủ sự, rồi lần lượt trải các chức: Viên ngoại lang bộ Hộ, Án sát sứ Quảng NgãiHưng Yên.
Năm đầu Thiệu Trị (1841), ông về làm quyền biện công việc bộ Lễ, sau thăng chức Tả thị lang, lần lượt trải thêm ba bộ là bộ Lại, bộ Hìnhbộ Công. Năm 1846, thăng ông làm Thự Tả Tham tri bộ Công.
Tự Đức năm đầu (1848), Trương Quốc Dụng dâng sớ trình bày 4 việc, được vua khen và cho thi hành. Đó là: "dè dặt tài dụng, thương xót việc hình ngục, tinh giảm sự tiêu phí vô ích, và sửa đổi thói tật của sĩ phu" [2].
Biết tài, nhà vua sung ông làm Kinh duyên giảng quan, kiêm coi Khâm thiên giám và giữ ấn triện Đô sát. Sau ông thăng làm Thượng thư bộ Hình, sung Quốc sử quán Tổng tài [3]. Theo sử liệu thì ông cũng từng được cử đi chấm thi ở các trường thi Hương, thi Hội nơi đất Bắc[4].
Tháng 5 (âm lịch) năm 1862, quân Tạ Văn Phụng vây hãm thành tỉnh Hải Dương. Nghe theo lời đình thần đề cử, nhà vua sung Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Thượng thư bộ Hộ) làm Hải Yên Thống đốc quân thứ.
Từ Hưng Yên, Trương Quốc Dụng cùng với Đào TríPhan Tam Tỉnh dẫn quân đi đánh, lấy lại được phủ Bình Giang, rồi thành tỉnh Hải Dương. Nhưng sau khi ông theo cửa tây vào thành, thì bị quân đối phương vây lại. Từ trong thành, ông bày kế cho quân ra đánh, phá vỡ được. Sau trận, ông được thăng làm Hiệp tá, Đào Trí được thăng làm Thống chế [5].
Năm 1863, thăng ông làm Hiệp biện đại học sĩ, nhưng vẫn làm Thống đốc quân vụ như cũ.
Tháng 6 (âm lịch) năm 1864, đạo quân thứ Hải Yên đánh nhau với quân Tạ Văn Phụng tại La Khê (nay thuộc xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh). Quan quân nhà Nguyễn thất thế, bị quân thủy bộ của đối phương vây kín. Trương Quốc Dụng (khi ấy đang chức Hiệp thống), Tán lý Văn Đức Khuê, Tán tương Trần Huy San đều chết trận. Chưởng vệ Hồ Thiện bị bắt sống không chịu khuất mà chết, còn biền binh thì bị thương và chết rất nhiều [6].
Thương tiếc, vua Tự Đức sai người đưa quan tài về táng ở quê (làng Phong Phú), đồng thời sai quan đến tế.
Năm 1865, bàn định công tội, nhà vua phán rằng: "Trận đánh tại La Khê...Trương Quốc Dụng suy tính thất cách, tội ấy cố nhiên khó chối từ được, nhưng trẫm nghĩ Quốc Dụng là người giúp việc cũ…bị dao ngăn đạn lạc đến nỗi bỏ mạng nơi chiến trường, rất đáng tiếc. Chuẩn cho truy tặng (ông) hàm Đông các Đại học sĩ". Đến năm 1880, Trương Quốc Dụng được thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế) [7].
Con ông là Trương Quốc Quán, đỗ Cử nhân, sau mộ quân nghĩa dũng đi theo quân thứ của cha (khi cha ông được cử làm Hải Yên Thống đốc quân thứ), được đặc cách làm Chủ sự [8].

Tác phẩm

Tác phẩm của Trương Quốc Dụng có:
  • Trương Nhu Trung thi tập (Tập thơ Trương Nhu Trung) bằng chữ Hán.
  • Thoái thực ký văn (Ghi chép những điều nghe được lúc lui về dùng cơm) viết bằng chữ Hán, gồm 8 quyển. Đây là một công trình tổng hợp nửa khảo cứu, nửa bút ký, ghi sơ sài nhiều việc, được xếp theo các thể loại sau:
- 1/ Phong vực: nói về sự thay đổi của sông núi, đường sá từ thời Hùng Vương đến thời Minh Mạng. Có phụ chép về Cao Miên, Tiêm LaMiến Điện...
- 2 và 3/ Chế độ: nói về tước cấp, bổng lộc, khoa cử (văn võ), quân chế, thuế lệ, tiền văn, quân cấp công điền...từ thời đến thời Minh Mạng.
- 4/ Nhân phẩm: nói về học hành và các nhân vật lịch sử từ thời Trần đến thời Minh Mạng.
- 5/ Cổ tích (có phụ phần sơn xuyên): Phần nhiều nói về các đình chùa, miếu mạo, thành trì,...ở miền Trung và và miền Bắc Việt Nam. Về Lam Thành sơn (thuộc Nghệ An) có nói đến chuyện đồng trụ (cột đồng Mã Viện). Về sông có nói thêm về các đê điều.
- 6/ Trưng ký (những điều lạ): ghi các chuyện thần thoại có liên quan đến các nhân vật lịch sử Việt Nam.
- 7/ Tạp sự (chuyện vặt): ghi các chuyện vặt về thơ văn, thi cử, thành thánh, xử án,...
- 8/ Vật loại: nói về cây cối, thóc lúa, ngô khoai chim muông,...và các loại khác như hoa, gỗ, tre, chè,...[9]
Ngoài ra, ông còn biên tập sách Chiếu biểu luận thức (Bàn về cách thức của chiếu, biểu) và tham gia duyệt sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Kính vâng san định sử Việt đại cương và chi tiết làm tấm gương soi suốt cổ kim). Nhân việc này, ông có làm bài "Khâm định vịnh sử phú" (Phú vâng mệnh vua vịnh sử).

Ghi nhận công lao

Sử nhà NguyễnĐại Nam chính biên liệt truyện, có đoạn chép về Trương Quốc Dụng như sau:
"Quốc Dụng là người trầm tĩnh, dẫu làm quan (song) chưa từng rời quyển sách, mọi người đều suy tôn là học rộng…Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền, (khi) Quốc Dụng làm quản lĩnh Khâm thiên giám, hàng ngày truyền dạy cho, đến nay mới nối được nghề học ấy. Quốc Dụng ngày thường có kiến văn được điều gì đều ghi chép cả, có tập “Thoái thực ký văn lục” truyền lại ở đời" [10].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trong sách Đại học sĩ Trương Quốc Dụng cũng đã viết rằng:
"Trương Quốc Dụng là một nhà thiên văn học, một người thầy đào tạo ra những nhà thiên văn học cho xứ sở nữa đầu thế kỷ XIX. Với tư cách là một nhà thiên văn học có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn. Tên ông Trương Quốc Dụng còn đáng được ghi vào danh sách các nhà thiên văn học Việt Nam. Và cũng có thể tôn vinh ông là một trong các vị hậu tổ của khoa làm lịch Việt Nam[11].
Ngoài ra, ông còn được người đời đánh giá là "vị quan có tài cao, đức trọng, học rộng, biết nhiều, công chính thanh liêm, tính tình ngay thẳng, không ưa nịnh bợ, chạy chọt" [12].
Tưởng nhớ công lao và sự hy sinh của Trương Quốc Dụng và Văn Đức Khuê, năm 1877, dân làng La Khê (nơi hai ông hy sinh) đã lập đền thờ hai ông (có tên là đền Quan Đại). Trong đền có bức hoành phi "Công nhược Thái Sơn" (công lao như núi Thái Sơn) và nhiều đôi câu đối, trong đó có câu:
Hồng Lĩnh giáng thần, nho tướng khoa danh song tuyệt lĩnh;
Tiên Thành hợp miếu, trung thần tâm sự các thiên thu.
Nghĩa là:
Hồng Lĩnh giáng thần, nho tướng khoa danh hai đỉnh vút;
Tiên Thành hợp miếu, trung thần lòng sáng mãi nghìn thu [13].
Ngày 31 tháng 7 năm 2009, khu lăng mộ và đền thờ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia [14].
Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở Quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên bị ghi sai thành Trương Quốc Dung[15]

Sách tham khảo

  • Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Đại Nam chính biên liệt truyện (bản dịch, trong bài gọi tắt là Chính biên). Nhà xuất bản Văn học, 2004.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (Cao Xuân Dục làm Tổng tài), Quốc triều chính biên toát yếu (bản dịch, trong bài gọi tắt là Toát yếu). Nhà xuất bản Văn học, 2002.
  • Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, mục: " Thoái thực ký văn ". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003.
  • Nguyễn Lộc, mục từ "Trương Quốc Dụng" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Đắc Xuân, Đại học sĩ Trương Quốc Dụng Qua sử sách tư liệu xưa và nay. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2006.

Chú thích

  1. ^ a b Theo Chính biên, tr. 633.
  2. ^ Theo Chính biên, tr. 634.
  3. ^ Chép theo Chính biên (tr. 634). Từ điển văn học (bộ mới, tr.1863) và Từ điển bách khoa Việt Nam (mục: "Trương Quốc Dụng") đều ghi ông làm "Thượng thư bộ Hình kiêm Phó Tổng tài Quốc sử quán".
  4. ^ Theo GS. Nguyễn Lộc, Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1863) và bài viết về Trương Quốc Dụng trên website Mạng Việt Nam [1].
  5. ^ Theo Toát yếu, tr. 403.
  6. ^ Theo Toát yếu, tr. 411.
  7. ^ Theo Chính biên, tr. 633.
  8. ^ Theo Toát yếu, tr. 400.
  9. ^ Lược theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tr. 1226-1227.
  10. ^ Trích trong Chính biên, tr. 635.
  11. ^ Theo Nguyễn Đắc Xuân, sách đã dẫn.
  12. ^ Theo bài viết "Trương Quốc Dụng - Tấm gương tài đức xứ Nghệ" [2].
  13. ^ Theo bài viết "Trương Quốc Dụng - Tấm gương tài đức xứ Nghệ" (đã dẫn) thì ngôi đền này đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 2000. Xem thêm bài viết "Đền Quan Đại và nghĩa khí của 2 vị công thần thời Nguyễn" [3].
  14. ^ Theo bài viết "Tri ân Đại học sĩ Trương Quốc Dụng" trên báo Đất Việt (bản điện tử) [4].
  15. ^ Hữu Công (22/9/2011). “Nhiều con đường ở TP HCM đặt sai tên danh nhân”.

Liên kết ngoài

  • Nhân vật Trương Quốc Dụng [5]
-->> Xem tiếp...

Danh bạ website những họ tộc Việt Nam

-->> Xem tiếp...

Liên khúc nhạc Hà Tĩnh

LIÊN KHÚC NHẠC HÀ TĨNH CỰC HAY



Nguồn từ YouTube
-->> Xem tiếp...